Với điều kiện thời tiết diễn biến bất thường thời gian gần đây đã khiến các loại sâu bệnh hại lúa sinh sôi và phát triển. Vậy có những loại sâu bệnh hại nào thường gặp và cách phòng trừ nào? Bà con hãy cùng Cánh Diều Việt tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Các loại sâu hại lúa phổ biến
Một số loại sâu hại phổ biến trên cây lúa là:
Rầy nâu, rầy lưng trắng
Loại rầy này thường phát triển trong điều kiện vụ Xuân, chúng phát sinh 2 đợt. Đợt 1 gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái (từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 4) trên các giống lúa như Hương thơm, Bắc thơm, D.ưu 527,… ở giai đoạn này rầy thường phát sinh thành từng ổ. Bên cạnh đó, chúng còn gây hại từ giai đoạn lúa làm đòng trở đi. Người nông dân cần tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy để phòng trừ kịp.
Sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh vào vụ Xuân với hai lứa. Lứa 1 phát sinh gây hại vào thời kỳ lúa đẻ nhánh, lứa 2 sẽ gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, trổ.
Lứa này có mật độ cao, gây hại trên lá đòng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lúa, đặc biệt là thời tiết khí hậu nắng mưa xen kẽ.
Sâu đục thân bướm 2 chấm
Đây là một trong sâu đục thân hại lúa thường gặp, sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh với mật độ cao sẽ gây nên thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất của lúa.
Một số loại bệnh hại cây lúa thường gặp
Các loại bệnh hại thường gặp trên cây lúa:
Bệnh vàng lá do vi khuẩn
Bệnh hại thường gặp vào giai đoạn lúa đẻ nhánh ở các ruộng sâu, có nước ngập cao. Diện tích lúa có dùng nước để che chắn rầy nâu cũng rất dễ khiến cây trồng mắc bệnh vàng lá do vi khuẩn.
Bệnh vàng lùn hại lúa
Đây là một trong các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến. Khi bị bệnh, lá cây lúa chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt hoặc vàng da cam sau đó là vàng khô. Vết vàng bắt đầu từ chóp lá sau đó lan dần vào trong phiến lá đến bẹ lá.
Cây lúa bị bệnh hại sẽ giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh giảm nên số dảnh trong một khóm lúa bị bệnh ít hơn khóm lúa khỏe. Lúa bị bệnh khi còn non sẽ phát triển kém, không trổ bông khiến năng suất giảm nghiêm trọng, thậm chí là mất trắng.
Bệnh lùn sọc đen
Lúa bị bệnh lùn sọc đen sẽ thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường, lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá, gân lá ở mặt sau sẽ bị sưng lên. Khi cây còn non, gân chính trên bẹ lá cũng sẽ sưng phồng. Ở giai đoạn cây lúa làm đòng đến khi có lóng, cây bị bệnh sẽ nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Bên cạnh đó, trên bẹ và lóng thân còn xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Bệnh nặng sẽ khiến cây lúa không trổ bông được hay trổ bông không thoát, hạt thường có màu đen.
Sử dụng máy bay phun thuốc để phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa
Hiện nay, giải pháp tối ưu nhất để phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa là ứng dụng máy bay phun thuốc không người lái. Nhờ ưu điểm nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, ngăn chặn sâu bệnh lây lan trên diện rộng hiệu quả, nâng cao năng suất thu hoạch, đặc biệt còn bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Dưới đây là một số dòng máy bay xịt thuốc trừ sâu được ưa chuộng tại Cánh Diều Việt mà bà con có thể tham khảo:
Máy bay phun thuốc DJI Agras T20P
Máy bay nông nghiệp DJI Agras T20P sở hữu những tính năng vô cùng nổi bật nhờ công nghệ phun ly tâm, hỗ trợ thuốc được phân tán đều hơn, hiệu quả dập dịch nhanh chóng. Đồng thời công nghệ cảm biến lực còn giúp xác định chính xác liều lượng thuốc, theo dõi lượng thuốc còn lại trong bình giúp nâng cao hiệu quả cho quá trình phun thuốc. DJI T20P phù hợp với những diện tích đất tầm trung hoặc không quá lớn.
Đặc điểm của máy bay phun thuốc DJI Agras T20P:
- Tích hợp 3 trong 1: Phun thuốc – Bón phân hóa học – Gieo sạ
- Dung tích bình phun là 25 lít
- Tốc độ phun khoảng 12 lít/phút
- Hiệu suất hoạt động trên lúa là 12 hecta/giờ, cây ăn quả là 2.5 tấn/giờ, phân bón là 1 tấn/giờ.
- Thiết kế thông minh có thể gấp gọn khi di chuyển.
Máy bay phun thuốc DJI Agras T40
Máy bay phun thuốc DJI Agras T40 được trang bị công nghệ phun ly tâm vượt trội, kết hợp cùng hệ thống quạt kép giúp thuốc trừ sâu phân tán đồng đều hơn. Hơn nữa, công nghệ cảm biến lực còn giúp bà con xác định chính xác liều lượng thuốc cũng như theo dõi lượng thuốc còn lại trong bình. Nhờ đó cải thiện hiệu quả cho mỗi lần phun.
DJI T40 phù hợp với những cánh đồng cỡ lớn, nông trại theo mô hình xen canh nhiều giống cây trồng.
Đặc điểm của drone phun thuốc DJI Agras T40:
- Tích hợp 3 trong 1: Phun thuốc – Bón phân hóa học – Gieo sạ
- Dung tích bình phun là 50 lít
- Tốc độ phun khoảng 12 lít/phút
- Hiệu suất hoạt động phun thuốc là 22 ha/giờ và rải phân bón là 1.5 tấn/giờ.
- Thiết kế thông minh có thể gấp gọn khi di chuyển.
Bà con quan tâm đến các sản phẩm, vui lòng liên hệ ngay với Cánh Diều Việt qua số hotline 05 6655 8899 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể nhé!