Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho cây lúa bạn cần tìm hiểu về các giai đoạn phun thuốc cho lúa để có thể chuẩn bị kế hoạch thật tốt. Từ đó lựa chọn đúng loại thuốc để đạt được hiệu suất cao nhất trong việc trồng lúa.
Vì sao cần biết các giai đoạn phun thuốc cho lúa?
Mỗi giai đoạn sinh trưởng của lúa sẽ có những tác nhân gây hại cho cây trồng khác nhau. Chẳng hạn như khi ở giai đoạn gieo sạ, lúa nảy mầm kèm theo có dại nảy mầm. Khi lúa đã phát triển mạnh khỏe và chuẩn bị đẻ nhánh, làm đòng thì sẽ rất dễ gặp các bệnh như: vàng lá, đạo ôn, lem lép hạt,… Vì vậy, việc tìm hiểu các giai đoạn phun thuốc cho lúa sẽ giúp bạn có thể lên kế hoạch chuẩn bị tốt hơn, phun đúng loại thuốc nhằm mang đến hiệu suất cao nhất.
Nếu không nắm vững những giai đoạn quan trọng này, việc phun thuốc tràn lan sẽ dẫn đến tốn chi phí và hiệu quả thấp. Hơn nữa, việc làm này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, thậm chí là sự an toàn cho sức khỏe của người nông dân.
Các giai đoạn phun thuốc cho lúa
Trước quá trình gieo sạ một ngày, bạn nên xịt thuốc diệt ốc bươu vàng. Ốc bươu vàng là loài có sức sống mạnh mẽ, phát triển và sinh trưởng nhanh nên mức độ nguy hại rất cao. Vì vậy bạn cần ngăn ngừa ốc bươu vàng ngày từ khi cây lúa chưa phát triển. Đây là điều mà bạn nên chú ý khi tìm hiểu về các giai đoạn xịt thuốc cho cây lúa.
Sau khi gieo sạ từ 1 đến 3 ngày, bạn cần phun thuốc xử lý cỏ tiền nảy mầm. Tiếp đó, bạn hãy phun thuốc xử lý cỏ hậu nảy mầm từ 8 đến 12 ngày. Trong giai đoạn này, việc xịt thuốc cần tập trung để ngăn ngừa những động vật, thực vật gây hại để đảm bảo cho cây lúa nảy mầm, bén rễ và phát triển tốt nhất.
Khi cây lúa được khoảng 20 ngày tuổi (từ 18 đến 25 ngày sau khi gieo sạ), bạn cần phun thuốc phòng đạo ôn đợt 1. Tiếp đến, phun thuốc phòng đạo ôn đợt 2 khi lúa đạt từ 35 đến 40 ngày tuổi.
Tiếp đến, khi lúa đạt từ 55 đến 60 ngày tuổi, bạn cần tiến hành phun thuốc chống bệnh lem lép hạt, khô vằn, lá vàng đợt 1. Ở đợt 2, để phòng ngừa những bệnh này, bạn phun thuốc khi lúa từ 65 đến 70 ngày tuổi. Trước thời gian thu hoạch khoảng từ 15 đến 20 ngày, bạn nên phun thêm một đợt thuốc ngừa bệnh lá vàng và lem lép hạt.
Những lưu ý khi xịt thuốc cho cây lúa
Khi phun thuốc cho cây lúa, bạn cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc “4 đúng” là: đúng thuốc – đúng liều – đúng lúc – đúng cách. Đồng thời, bạn cần trang bị đầy đủ những dụng cụ bảo hộ lao động an toàn như: găng tay, khẩu trang, quần áo,… tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp và các bộ phận cơ thể như: mắt, da. Thêm vào đó, bạn nên kiểm tra kỹ dụng cụ phun, rửa kỹ bình phun, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. Đây là điều mà bạn cần lưu ý sau khi tìm hiểu các giai đoạn phun thuốc cho lúa.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh xịt thuốc ngược chiều hướng gió. Không ăn uống trong quá trình phun và tắm rửa sạch sẽ sau khi phun xong.
Lựa chọn phương pháp phun thuốc phù hợp
Phương pháp được sử dụng phổ biến khi phun thuốc cho cây lúa ở nước ta là phun bằng bình. Phương thức này sử dụng bình phun bơm bằng tay hoặc máy, có thêm cần phun dài, gắn vào một hoặc nhiều béc phun tùy vào phạm vi hoạt động rộng hay hẹp.
Tuy nhiên, việc phun thuốc bằng bình có nhiều nhược điểm như: mất thời gian, tốn chi phí thuê nhân công, phụ thuộc vào thời tiết, mức độ hao hụt lớn, người phun dễ bị nhiễm hoá chất và hít phải khí độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy nên hiện nay đã có nhiều giải pháp thay thế như sử dụng máy bay nông nghiệp không người lái của DJI.
Máy bay nông nghiệp xịt thuốc mua ở đâu?
Nhờ những ứng dụng và hiệu quả tuyệt vời mà máy bay phun thuốc DJI mang lại, nhiều bà con nông dân hiện nay đã không còn quá vất vả trong quá trình làm nông nghiệp nữa. Máy bay vừa có khả năng phun thuốc, gieo sạ, rải phân mà không cần người nông dân phải trực tiếp thực hiện. Mọi hành động đều chỉ cần điều khiển bằng tay cầm thông minh.
Liên hệ ngay với Cánh Diều Việt để nhận báo giá máy bay phun thuốc T20, T10, T40, T30 và hỗ trợ tư vấn cụ thể.