Muỗi hành hại lúa | Nguyên nhân và cách phòng trừ hiệu quả

Tìm kiếm

Trong những năm gần đây, loài muỗi hành hại lúa (còn được gọi là sâu năn hại lúa) có tên khoa học và tên tiếng Anh là Rice stem gall midge đang ngày càng gia tăng nhanh ở nhiều vùng trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Chính điều kiện thời tiết thất thường đã khiến sâu xuất hiện và gây hại mạnh. Để giúp bà con có thể phòng trừ loại sâu hại nguy hiểm này hiệu quả, hãy cùng Cánh Diều Việt tham khảo trong bài viết này nhé!

Đặc điểm hình thái muỗi hành hại lúa

Vòng đời của loài muỗi hành hại cây lúa là khoảng 25 – 30 ngày: Trứng 3 – 4 ngày, sâu non 15 – 18 ngày, nhộng 4 – 5 ngày và trưởng thành 2 – 3 ngày.

Biện pháp phòng trừ sâu năn hại cây lúa hiệu quả

Trưởng thành của sâu năn gây hại trên lúa là loài muỗi nhỏ, có tên gọi là sâu năn hại lúa. Chúng có kích thước khoảng 3 – 5mm (chiều dài), bụng có màu hồng nhạt. Trứng của chúng được đẻ rải rác thành từng quả với kích thước rất nhỏ, có màu trắng và trước khi nở có màu vàng. Ấu trùng muỗi như con dòi, có mình dẹt màu trắng sữa và dài khoảng 4 – 5mm. Nhộng có màu hồng vài từ 4 – 5mm, nằm trong ống hành.

Thông thường, muỗi hoạt động về đêm và có xu tính vô cùng mạnh với ánh sáng, sức bay yếu nên hay phân bố theo khu vực. Trứng được đẻ riêng lẻ hoặc thành từng nhóm 3 – 4 cái ở phía dưới mặt lá gần gốc lúa. Trứng muỗi cần có độ ẩm cao trên 80% để có thể phát triển và nở. Mỗi con cái sẽ đẻ hàng trăm quả trứng.

Khi thời tiết tương đối ẩm, có mưa và trời ít nắng sẽ là điều kiện thuận lợi để muỗi hành làm hại lúa phát triển mạnh mẽ. Chúng phát sinh cục bộ trên một cánh đồng hay một vùng hẹp do khả năng di chuyển yếu của muỗi.

Đặc điểm của sâu năn hại lúa

Để có các hiệu quả, bà con cần nắm được những đặc điểm gây hại cụ thể như sâu:

Ấu trùng khi mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng sẽ khiến gốc dảnh lúa tròn và to lớn. Ấu trùng sẽ ăn tại điểm sinh trưởng khiến các đọt lúa phát triển thành ống như lá hành, có màu xanh nhạt và phía đầu ống tròn được bịt kín bằng nút cứng do mô lá tạo thành. Ống tròn có thể dài bằng lá dễ nhận hoặc rất ngắn khó phát hiện ra.

Dảnh lúa bị hại sẽ biến thành hình dạng giống ống hành và nó không thể trổ bông nhưng có thể mọc thêm chồi mới để bù lại. Nếu cây bị nhiễm bệnh sớm thì khả năng được đền bù cao và thiệt hại ít. Muỗi hành chỉ gây hại ở giai đoạn trước khi có đòng.

Đặc điểm gây hại của muỗi hành hại lúa

Biện pháp phòng trừ sâu năn hại lúa hiệu quả

Đối với điều kiện thời tiết bất thường, cũng giống như các loại sâu bệnh hại lúa muỗi hành tấn công và làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng nếu như không quản lý sâu hại hiệu quả. Để có thể phòng trừ muỗi hành hại trên lúa, bà con cần thực hiện những biện pháp cụ thể dưới đây:

  • Theo dõi bẫy đèn để kịp thời phát hiện giai đoạn cao điểm thành trùng sâu năn.
  • Thực hiện việc gieo cấy đúng thời vụ của cơ quan chuyên môn, lưu ý cày ải và phơi đất ngay sau thu hoạch lúa tối thiểu là 15 ngày.
  • Nên làm sạch cỏ dại, lúa chết trong ruộng hay lúa hoang mọc ở kênh mương để loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh và sử dụng thiên địch để kiểm soát.
  • Dùng các giống lúa khỏe mạnh và có khả năng kháng sâu bệnh. Hạn chế sử dụng các giống lúa thơm nhiễm sâu năn.
  • Bà con chú ý làm đất kỹ và san phẳng mặt ruộng, không để nước ruộng quá sâu (nhiều hơn 5cm) áp dụng tưới nước tiết kiệm “ướt – khô” xen kẽ.

Biện pháp phòng trừ sâu năn hại cây lúa hiệu quả

  • Đẩy mạnh ứng dụng gói kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái (trồng hoa trên bờ ruộng),…
  • Nên bón phân cân đối và không bón thừa phân đạm hay dùng chất kích thích sinh trưởng ở những giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.
  • Bà con nên tăng cường bón lân, kali và bổ sung thêm phân có hàm lượng magie, canxi, silic.
  • Xử lý thuốc trừ sâu ở giai đoạn sớm lúa 15 – 20 ngày sau mạ, có thể dùng thuốc dạng hạt trộn với phân bón rải đều khắp ruộng như hoạt chất Chlorpyrifos + Fipronil sẽ mang đến hiệu quả quản lý tốt. Bà con nên phòng trừ sớm từ giai đoạn đầu.
  • Bà con kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Sử dụng máy bay phun thuốc để diệt trừ muỗi hành

Hiện nay, máy bay xịt thuốc không người lái là giải pháp phòng trừ muỗi hành hại cây lúa được bà con nông dân ứng dụng phổ biến nhất. Nhờ những ưu điểm thiết thực như tính năng thông minh, vận hành đơn giản, tiết kiệm chi phí, nguyên liệu và thời gian, hiệu quả phun mạnh mẽ, đạt năng suất cao. Đặc biệt, drone nông nghiệp còn giúp bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường.

Các sản phẩm hiện đang phổ biến trên thị trường được cung cấp bởi Cánh Diều Việt là DJI T40, DJI T20P, DJI T30,… Khách hàng quan tâm đến sản phẩm hay bất kỳ thông tin nào liên quan đến nông nghiệp, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 05 6655 8899 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn nhé!

Bài viết liên quan:

Chia sẻ bài viết

Theo dõi trên

5/5 – (6 bình chọn)
Picture of Lê Anh Tú
Lê Anh Tú
Picture of Lê Anh Tú
Lê Anh Tú

Kết nối với tôi qua

CEO Lê Anh Tú là người thành lập Công Ty Cổ Phần Phần Thiết Bị Bay Cánh Diều Việt, với khao khát phát triển Cánh Diều Việt trở thành đơn vị hàng đầu về cung ứng lĩnh vực máy bay phun thuốc tại thị trường Việt Nam. Đến nay, ông đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thiết bị máy bay nông nghiệp, sửa chữa và bảo trì máy. Sự ra đời của Cánh Diều Việt chính là một cột mốc lớn đánh dấu những nỗ lực của CEO Lê Anh Tú trong thời gian qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *