Chuẩn bị đất đóng vai trò then chốt trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây lúa nước. Làm đất trồng lúa đúng kỹ thuật có thể loại bỏ đến 60 – 70% các loại nấm bệnh tồn tại trong đất, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng mạnh mẽ và đạt năng suất cao. Hãy cùng Cánh Diều Việt tìm hiểu chi tiết các bước làm đất hiệu quả để nâng cao hiệu quả canh tác lúa!
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
Trước khi bắt đầu quá trình làm đất trồng lúa, bà con cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả và nhanh chóng:
- Liềm: Sử dụng để cắt cỏ bò, cắt gốc rạ và làm sạch cỏ trên ruộng một cách dễ dàng nhất.
- Dao, rựa: Dùng để chặt cỏ trên ruộng xung quanh bờ mà liềm không thể xử lý triệt để được.
- Phảng: Được dùng để phảng cỏ và cây rạ dưới ruộng rất hiệu quả.
- Xẻng: Giúp chấn cỏ ở vị trí xung quanh bờ ruộng đã được quy hoạch để trồng lúa.
- Cuốc: Dùng để chấn cỏ xung quanh bờ ruộng hoặc cỏ dưới ruộng trong quá trình vệ sinh.
- Cào: Sử dụng để cào rơm rạ, cỏ hoặc tàn dư thực vật trên ruộng sau khi quá trình cắt, phẳng hoặc chặt đã xong xuôi.
- Máy cắt cỏ: Giúp nâng cao hiệu quả công việc và đảm bảo giúp làm sạch cỏ trên ruộng trồng lúa nhanh chóng hơn.
Khi đã có đầy đủ các dụng cụ, bà con có thể tiến hành quy trình làm đất theo các bước cụ thể dưới đây.
5 bước làm đất trồng lúa hiệu quả
Lúa nước là loại cây trồng đặc biệt với đặc tính ưa nước, do đó, quy trình làm đất trước khi trồng lúa có những yêu cầu riêng để hỗ trợ cây sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh. Dưới đây là các bước chuẩn bị đất hiệu quả:
Bước 1: Dọn sạch cỏ dại, rơm rạ
Trên bờ ruộng: Sử dụng công cụ như cuốc, rựa, liềm hoặc máy cắt cỏ để làm sạch bờ ruộng, loại bỏ nơi cư trú của sâu bệnh, côn trùng gây hại.
Dưới ruộng: Sau khi thu hoạch, cần đốt rơm rạ hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ để tiêu diệt mầm cỏ dại còn sót lại.
Lưu ý: Có thể dùng máy cày để cày lật và vùi toàn bộ rơm rạ xuống đất nhằm cải tạo và bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Bước 2: Cày lật và phơi ải đất
Thời gian cày ải: Thực hiện cày đất từ 15 – 20 ngày trước khi gieo để tiêu diệt cỏ dại và vi khuẩn trong đất.
Độ sâu cày:
- Đối với đất ruộng tốt, không nhiễm phèn: Sử dụng máy cày chuyên dụng với độ sâu từ 15 – 20 cm.
- Đối với ruộng nhiễm phèn: Bón vôi từ 300 – 1.000 kg/ha trước khi cày đất ở độ sâu từ 5 – 10 cm để giảm độ chua và cải thiện chất lượng đất.
Lưu ý: Có thể thực hiện cày thưa hoặc lặp lại quá trình cày để diệt triệt để các mầm bệnh trong đất.

Bước 3: Bừa đất và làm tơi
Sau khi phơi đất khô, cho nước vào ruộng rồi dùng máy bừa hoặc máy cày mini để xới tơi lớp đất, giúp đất trở nên mềm nhuyễn, dễ dàng cho việc gieo hạt.

Bước 4: San phẳng ruộng và tạo rãnh thoát nước
Khi đất đã được làm tơi, lắp thêm bộ phận gạt phẳng vào máy cày để san đều mặt ruộng, giúp nước được phân bố đồng đều.
Đồng thời, tạo các rãnh thoát nước để đưa nước thừa ra khỏi ruộng, đảm bảo không còn chỗ trũng đọng nước gây ngập úng.
Bước 5: Thiết lập mạng lưới thoát nước
Tạo đường dẫn nước: Đào một đường dẫn quanh mép ruộng với chiều rộng và chiều sâu từ 25 – 30 cm để dẫn nước thừa ra khỏi ruộng.
Nối các vũng nước: Kết nối các vũng nước bên trong ruộng với hệ thống thoát nước để đảm bảo nước được rút hết trước khi gieo sạ.
Lưu ý: Phải đảm bảo ruộng hoàn toàn khô ráo trước khi bắt đầu gieo hạt để tránh làm hạt giống bị ngập úng, giúp lúa nảy mầm đồng đều.
Bằng cách thực hiện các bước trên một cách khoa học, bà con có thể tối ưu hóa việc chuẩn bị đất, tạo điều kiện lý tưởng để cây lúa phát triển mạnh và đạt năng suất cao.

Điều kiện đất lý tưởng cho cây lúa nước
Cây lúa phát triển tốt nhất trên loại đất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất hữu cơ, có khả năng giữ nước tốt nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng khí. Độ pH phù hợp để trồng lúa dao động từ 5,5 đến 7,5.
Đất trồng lúa cần có tầng canh tác đủ sâu để rễ cây có thể cắm chắc vào đất, hấp thu tối đa các dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng.
Trước khi tiến hành gieo sạ hoặc cấy lúa, đất cần được làm sạch rơm rạ và các tàn dư thực vật, cày xới kỹ lưỡng và san phẳng mặt ruộng để đảm bảo lúa phát triển đồng đều.

Sử dụng máy bay nông nghiệp: Sạ lúa nhanh chóng hiệu quả
Máy bay nông nghiệp đã thay đổi cách sạ lúa bằng việc kết hợp tốc độ và hiệu suất. Khả năng bay qua diện tích lớn trong thời gian ngắn giúp sạ lúa nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Đồng thời, máy bay có khả năng thích nghi với địa hình đa dạng, mang lại sự hiệu quả và đồng đều hơn cho quá trình trồng cây lúa.
Hơn nữa, máy bay nông nghiệp cũng có khả năng phun thuốc và quan sát vườn lúa một cách hiệu quả. Nhờ vào các công nghệ cảm biến và hệ thống định vị, máy bay có thể theo dõi tình trạng sức kháng của cây lúa, phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và sâu bệnh.
Việc phun thuốc bằng máy bay giúp phân phối chất hoá học một cách đồng đều trên toàn bộ vùng trồng, giảm thiểu lượng thuốc cần sử dụng và nguy cơ tiếp xúc cho người làm việc. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của người nông dân mà còn giúp bảo vệ môi trường xung quanh.
Kết luận
Việc làm đất trước khi trồng lúa là một bước quan trọng để đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt nhất có thể. Bằng cách vệ sinh sạch sẽ ruộng, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, làm đất ruộng sạ lúa, san bằng đất trên ruộng và đánh đường nước trong ruộng, bạn đã có thể làm đất trồng lúa hiệu quả nhất có thể. Hãy áp dụng các kỹ thuật và lời khuyên này để sản xuất lúa của bạn mang lại hiệu quả và chất lượng tốt nhất.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách làm đất trồng lúa. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến hay kỹ thuật trồng cây lúa xin vui lòng liên hệ qua số hotline 05 6655 8899 để được Cánh Diều Việt tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.
Bài viết liên quan:
- Kỹ Thuật Gieo Sạ Lúa Mùa Đạt Năng Suất Cao
- Các Giai Đoạn Phun Thuốc Cho Lúa
- Cách Chăm Sóc Lúa Giai Đoạn Cong Trái Me Hiệu Quả