CÁNH DIỀU VIỆT - LOGO 1

Sâu bệnh hại trên cây có múi: nguyên nhân & cách phòng trừ

Tìm kiếm

Việt Nam trồng rất nhiều loại cây ăn quả có múi như: Cam, bưởi, chanh, quýt,… mang lại năng suất cao và giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây thường xuyên phải đối mặt với sự tấn công của sâu bệnh hại. Để có thể đảm bảo năng suất và chất lượng, bà con cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây có múi phù hợp. Vậy hãy cùng Cánh Diều Việt tìm hiểu cụ thể trong viết này nhé!

Các loại sâu hại trên cây có múi

Cây có múi thường bị các loại sâu hại cây trồng làm giảm năng suất như:

Rệp sáp

Đặc điểm nhận biết:

  • Rệp sáp dính: Cơ thể bọc trong một lớp vỏ cứng, mang đến đa dạng về hình dạng, màu sắc, và kích thước. Lớp vỏ này có khả năng tách ra dễ dàng từ cơ thể của chúng.
  • Rệp sáp bông: Cơ thể dài khoảng 2,5 – 4 mm, với nhiều tua trắng ở rìa mỗi bên. Toàn bộ cơ thể được phủ bởi chất sáp trắng giống như bông.

Tác hại:

  • Chu kỳ sinh trưởng ngắn, khả năng sinh sản cao, và có cả loại đẻ trứng cũng như loại đẻ con. 
  • Cả ấu trùng và thành trùng cái đều tấn công cây bằng cách chích hút nhựa lá, cành, trái, và cuống trái. Làm lá cây chuyển sang màu vàng, rụng, cành khô chết, và trái có thể biến màu, phát triển yếu, và rơi rụng.
  • Rệp sáp di chuyển thông qua sự giúp đỡ của kiến, và dịch tiết của chúng cung cấp chất đường mật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bồ hóng. Rệp gây hại chủ yếu vào mùa nắng khi thời tiết khô hạn.

rệp sáp trên cây có múi

Biện pháp phòng trừ:
Sau thu hoạch, cắt tỉa và tạo tán cho vườn cây thoáng đãng. Dọn sạch cỏ rác và lá gần gốc để ngăn kiến ẩn náu. Kiểm tra định kỳ và phun thuốc khi cây non, sử dụng Checsusa 500WP hoặc Lotoshine 400WP. Trước khi phun, sử dụng nước rửa chén để loại bỏ phấn sáp. Đối với rệp sáp ở gốc cây, xới đất, rải 30-40g Carbosulfan 5GR/gốc, và lấp đất, tưới nước đầy đủ.

Bọ trĩ hại cây có múi (Bù lạch)

Đặc điểm nhận biết:

  • Thành trùng nhỏ, dài khoảng 0,1-0,2 mm, màu vàng đến vàng cam, cánh hẹp, có sợi lông nhỏ dài ở rìa cánh.
  • Trứng bọ trĩ có hình bầu dục, màu vàng nhạt. Ấu trùng tuổi 1 trong suốt, chân dài, râu đầu có 7 đốt; ấu trùng tuổi 2 có kích thước tương tự thành trùng nhưng không có cánh.
  • Giai đoạn tiền nhộng có màu vàng, râu ngắn, mập, với 2 mầm cánh đã lộ ra ngoài cơ thể.
  • Nhộng có màu vàng đậm, mắt kép và mắt nhỏ đỏ, nhộng cái có cuối bụng nhọn, nhộng đực có cuối bụng ít nhọn hơn.

Tác hại:

  • Bọ trĩ chủ yếu tấn công chồi và hoa quả non.
  • Trên lá, chích hút vào gân lá non làm lá biến màu và cong queo.
  • Trên hoa, tấn công làm hoa tàn, cánh rụng sớm và giảm tỷ lệ đậu quả.
  • Trên trái, tạo mảng xám hoặc lồi màu bạc trên vỏ, làm trái nhỏ, và nếu mật số cao, tấn công cả trái lớn.

Bọ trĩ hại cây có múi, cam, quýt bưởi (Bù lạch)

Biện pháp phòng trừ:

  • Sử dụng biện pháp tưới phun khi bọ trĩ mới xuất hiện.
  • Dùng bẫy dính màu vàng để tiêu diệt bọ trĩ trưởng thành.
  • Khi mật độ bọ trĩ cao, sử dụng thuốc như Fuze 24.7SC, Phenodan 20WP, Chat 20WP…
  • Phun tập trung vào mặt dưới lá, đọt non vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

Nhện

Đặc điểm nhận biết:

Nhện gây hại trên cây có múi với 3 loài: Nhện vàng, Nhện đỏ, Nhện trắng.

  • Nhện vàng: Trưởng thành màu vàng, ấu trùng trong suốt.
  • Nhện đỏ: Trưởng thành màu đỏ, ấu trùng nhỏ, màu nhạt hơn.
  • Nhện trắng: Trưởng thành màu trắng và vàng, có lông mỏng thưa.

Tác hại:

  • Chích hút dịch ở lá non làm lá biểu bì biến màu, cong queo.
  • Trái bị hại tạo mảng xám, lông nhung, gây hại ở giai đoạn nhỏ nhất.

Biện pháp phòng trừ:

  • Thường xuyên kiểm tra, sử dụng bẫy dính.
  • Phun thuốc như Diafen, Ratoin khi mật số cao, phun vào mặt dưới lá vào sáng sớm, chiều mát, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày.

Rầy chổng cánh

Đặc điểm nhận biết:

  • Thành trùng nhỏ, thân dài 2.5-3.0 mm, màu nâu xám.
  • Cánh trong suốt với nhiều đốm nâu nhỏ. Chân màu xám nâu.
  • Đầu nhọn, mắt đỏ, râu đầu ngắn có 5 đốt.
  • Khi đậu, phần bụng chổng cao 300 nên được gọi là rầy chổng cánh. 
  • Ấu trùng của rầy nhỏ, hình bầu dục dẹp có màu vàng tươi. Có 2 mầm cánh nhỏ, di chuyển rất chậm chạp.

Tác hại:

  • Chích hút lá non, làm khô chồi, rụng lá, ảnh hưởng đến cây.
  • Dịch tiết tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
  • Là nguyên nhân truyền bệnh Greening ở trên cây có múi.

Rầy chổng cánh trên cây cam quýt bưởi

Biện pháp phòng trừ:

  • Tỉa cành, bón phân hợp lý tập trung đọt non.
  • Trồng cây chắn giúp gió xung quanh và trồng xen ổi xá lị ở vườn để xua đuổi rầy.
  • Tạo điều kiện cho thiên địch như kiến vàng, bọ rùa, ong ký sinh phát triển.
  • Theo dõi mật số rầy thường xuyên vào các giai đoạn cây ra đọt non. Sử dụng các loại thuốc như Chat 20WP,  Lotoshine 400WP nếu cần thiết.

Bọ xít xanh

Đặc điểm nhận biết: 

  • Thành trùng xanh lá cây, dài 20-22 mm, kim chích hút dài. Hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, tránh nắng gắt.
  • Ấu trùng màu vàng tươi, đốm đen, sau khi nở tập trung quanh ổ trứng, sau đó lan ra gây hại trên các trái khác.
  • Trứng trắng vàng nhạt hoặc đen trước khi nở, xếp thành ổ 10-15 trứng.

Tác hại:

  •  Chích hút trái, làm trái vàng, chai và rụng sớm. Vết chích mầu nâu với vùng vàng xung quanh

Biện pháp phòng trừ:

  • Nuôi kiến vàng.Kiểm tra, thu gom ổ trứng, Dùng vợt bắt vào sáng sớm hay chiều mát.
  • Cắt tỉa cành, dọn dẹp để hạn chế sự gây hại.
  •  Trong tháng đầu sau khi tượng trái, nếu mật số bọ xít đạt ngưỡng 1 con/cây, sử dụng các loại thuốc như Shieldmate 2.5EC, Miktox 2.0EC, Smash 45EC. Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Sâu đục trái trên cây có múi

Đặc điểm nhận biết: Có 2 loại sâu chủ yếu

  • Prays citri – Sâu Đục Vỏ Trái: Bướm nhỏ, sải cánh 8mm. Trứng nhỏ, mầu xanh lục. Sâu non xanh lục, gây hại từ trái rất nhỏ, tạo vết đục ngoại vỏ trái. Gây hại nặng có thể làm trái rụng sớm hoặc biến dạng nếu tấn công trễ hơn. Đặc biệt gây hại trên cây bưởi.
  • Citripestis sagittiferella – Sâu Đục Trái: Bướm nhỏ, sải cánh 2-3 mm. Trứng đặt thành ổ trên vỏ trái. Sâu non xám trắng đến xám nâu, đục vào vỏ và ăn phần thịt. Lỗ đục tạo điều kiện cho nấm và ruồi đục trái gây hại. Gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của trái, đặc biệt gây hại trên cây bưởi.

Biện pháp phòng trừ:

  • Tỉa cành, bón phân để diệt nhộng.
  • Thu gom và tiêu hủy trái bị hư hại.
  • Nuôi kiến vàng, tạo điều kiện cho thiên địch.
  • Bao trái và sử dụng thuốc như Miktox 2.0EC, smash 45EC khi cần thiết.

Ngài chích trái 

Đặc điểm nhận biết: Có 4 loài: Othreis fullonia, Ophiusa coronata, Eudocima salaminia, Rhytia hypermnestra.

  • Cơ thể lớn, cánh đa dạng màu sắc.
  • Vòi chích hút phát triển thành kim dài.

Tác hại:

  • Ngài gây hại bằng cách châm vòi hút vào trái, tạo vết chích và đốm vàng, làm trái khô cứng. Nếu thức ăn khan hiếm, chúng cũng chích vào trái non.

Ngài chích trái  trên cây có múi

Biện pháp phòng trừ:

  • Vệ sinh vườn, sử dụng vợt vào ban đêm, đặt bẫy với trái chín thơm, áp dụng biện pháp bao trái và loại bỏ cây là thức ăn của ấu trùng.
  • Sử dụng thuốc trừ sâu khi cần thiết, như Shieldmate 2.5EC, Miktox 2.0EC, Smash 45EC.

Sâu vẽ bùa

Đặc điểm nhận biết:

  • Là loại bướm nhỏ, dài khoảng 2mm, với sải cánh rộng 4-5mm. Toàn thân sâu màu vàng nhạt, có ánh bạc. Cánh sau hẹp hơn cánh trước, cả hai cánh có rìa lông dài.
  • Sâu mới nở có màu xanh lá, sau đó chuyển sang màu vàng xanh và trắng vàng khi gần hóa nhộng.

Tác hại:

  • Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng ở mặt dưới lá gần gân chính của đọt non. Sâu non tạo đường ngoằn dưới lớp biểu bì lá, ăn lá và bài tiết phân.
  • Khi lớn, sâu đục ra mép lá để hóa nhộng, sử dụng tơ gấp che tổ kén. Lá bị hại nhỏ, dị dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển chồi non, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh loét và rụng lá. Gây hại quanh năm, tập trung vào đợt ra đọt non trong mùa khô.

Sâu vẽ bùa trên cây có múi

Biện pháp phòng trừ:

  • Tỉa cành, theo dõi và cắt bỏ chồi bị sâu, bón phân để tập trung đọt non.
  • Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina trong vườn để làm giảm số lượng sâu
  • Khi mật độ sâu quá cao, sử dụng luân phiên một số loại thuốc như Chat 20WP, Phenodan 20WP (pha 6g/16 lít nước), Lotoshine 400WP (pha 4g/16 lít nước), Miktox 2.0EC (pha 5ml/16 lít nước), Smash 45EC (pha 20 ml/16 lít nước).

Những loại bệnh hại trên cây có múi

Các loại cây ăn quả có múi thường phải đối mặt với những loại bệnh hại nguy hiểm sau đây:

Bệnh ghẻ lõm

Tác nhân: Bệnh do nấm Phyllosticta citricarpa gây ra.

Triệu chứng:

  • Biểu hiện bệnh là những chấm nhỏ màu nâu hơi lõm, sau lớn dần có viền màu nâu đậm, bên trong vết bệnh có màu trắng xám, giữa vết bệnh và mô lá khỏe có quầng vàng.
  • Trái bị nhiễm bệnh rất sớm nhưng thường đến lúc trái đạt kích thước tối đa hoặc trái bắt đầu vào giai đoạn chín (lên da lươn) bệnh mới có biểu hiện triệu chứng cụ thể.

Bệnh ghẻ lõm trên cây có múi ( chanh, cam, bưởi)

Biện pháp phòng trừ:

  • Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh để ngăn chặn lây lan.
  • Sử dụng thuốc như Foli.Til 400EC, Ky.Bul 72WP/Niko cho việc phun ngừa định kỳ.

Bệnh thán thư

Tác nhân: Gây bệnh là nấm Colletotrichum sp. Bệnh thán thư thường phát sinh ở những vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, những vùng đất quá úng hoặc khô hạn. Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm thấp.

Triệu chứng:

Trên cánh hoa sẽ có vết bệnh màu nâu cam, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. Trên trái sẽ có những vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, màu vàng nhạt, sau lớn dần sẽ có màu nâu đậm, vết bệnh có phần hơi lõm vào và có thể bị nứt ra. Ngoài ra, trên vết bệnh còn có những vòng đồng tâm là những bào tử có nấm màu đen.

Bệnh thán thư trên cây có múi

Biện pháp phòng trừ:

  • Tỉa cành cho thông thoáng, loại bỏ lá và trái bị bệnh.
  • Sử dụng thuốc như Foli.Til 400EC, Amitagold 400SC/Asmiltatop Super để phun định kỳ.

Bệnh Tristeza

Tác nhân: Gây bệnh là virus Citrus tristeza.

Triệu chứng:

Gây ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào dòng virus. Cây có thể bị lá mờ, lá vàng, khô cành, và thậm chí là lõm thân cây.

Bệnh Tristeza

Biện pháp phòng trừ:

  • Sử dụng cây giống và cành ghép từ cây không mắc bệnh.
  • Trồng với mật độ hợp lý, kiểm soát rầy mềm và côn trùng chích hút.

Bệnh vàng lá thối rễ

Tác nhân: Bệnh do loại nấm Fusarium solani gây nên và bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, ở những vùng đất hay bị ngập nước. 

Triệu chứng: Lúc bệnh mới xuất hiện, lá cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng. Rễ bị thối, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Chất lượng trái thấp và rụng sớm. Nếu không điều trị kịp thời cây sẽ chết.

Biện pháp phòng trừ:

  • Vườn có độ cao cao ráo, thoát nước tốt.
  • Sử dụng cây giống sạch bệnh, bón vôi và kiểm soát rầy mềm.

Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối trái

Tác nhân: Gây bệnh là nấm Phytophthora sp.

Triệu chứng:

Trên thân, xuất hiện vết sậm, ướt, vỏ nứt chảy và chảy nhựa. Trên trái, vết bệnh nhỏ tròn, lõm, vỏ khô sần sùi.

Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối trái

Biện pháp phòng trừ:

  • Trồng cây trên đất thoát nước tốt, tạo điều kiện thoáng mát.
  • Sử dụng gốc ghép kháng bệnh và phun thuốc như Biorosamin 72WP, Ky.Bul 72WP/Niko.

Bệnh ghẻ nhám

Tác nhân: Bệnh ghẻ nhám hay còn gọi là bệnh sẹo, ghé lồi… nguyên nhân là do nấm Elsinoe fawcetti gây ra.

Triệu chứng:

  • Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ và nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các cục mụn nhỏ như mụn ghẻ, có màu nâu. Lá bị bệnh sẽ cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Bệnh nặng sẽ khiến lá vàng và rụng sớm.
  • Trên trái và vỏ trái sẽ bị nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng.
  • Trên cành thì vết bệnh cũng nhô lồi như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết.

Bệnh ghẻ nhám trên cây có múi

Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa xuân, tăng nhanh vào mùa hạ, thu và mùa đông khô hanh thì ít và ngừng hẳn.

Biện pháp phòng trừ:

  • Trồng cây sạch bệnh, vườn thông thoáng, không đọng nước.
  • Phun thuốc như PN – Coppercide 50WP, Foli.Til 400EC/Gtop định kỳ.

Bệnh vàng lá gân xanh

Tác nhân: Gây bệnh là vi khuẩn Liberobacter asiaticum.

Triệu chứng:

Lá hẹp, nhọn, vàng nhưng gân vẫn xanh. Trái nhỏ, méo mó, hạt thường thui đi và nâu.

Biện pháp phòng trừ:

  • Sử dụng biện pháp đồng bộ trong vùng để kiểm soát.
  • Trồng cây giống khỏe mạnh, tránh rầy chổng cánh và kiểm soát chúng.

Bệnh loét

Tác nhân: Gây bệnh là vi khuẩn Xanthomonas campestris.

Triệu chứng:

Vết bệnh vàng nhạt, sau đó nâu nhạt, có vết nước và ướt. Trên trái, xuất hiện vết thâm và thối.

bệnh loét hại cây ăn quả có múi

Biện pháp phòng trừ:

  • Tránh lấy giống từ vườn bị bệnh.
  • Kiểm soát rầy chổng cánh, cắt bỏ cây bị bệnh, trồng cây đều và vệ sinh vườn.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây có múi hiệu quả

Dưới đây là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả mà bà con nên áp dụng:

  • Chọn giống sạch bệnh.
  • Tỉa cành và tạo hình cho cây khi còn nhỏ, thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ cành già, sâu bệnh.
  • Làm cỏ vườn tạo điều kiện thông thoáng, thoát nước cho vườn trong mùa mưa lũ.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên để loại bỏ cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, xử lý đất trước khi trồng cây mới.
  • Sử dụng phân bón hợp lý.
  • Nên sử dụng thuốc trừ sâu.

Để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây có múi hiệu quả, bà con nên dùng máy bay xịt thuốc sâu để đảm bảo năng suất cây trồng. Liên hệ ngay với Cánh Diều Việt qua số hotline 05 6655 8899 để được hỗ trợ cụ thể hơn về sản phẩm nhé!

Bài viết liên quan:

Chia sẻ bài viết

Theo dõi trên

5/5 – (1 bình chọn)
Lê Anh Tú
Lê Anh Tú
Lê Anh Tú
Lê Anh Tú

Kết nối với tôi qua

CEO Lê Anh Tú là người thành lập Công Ty Cổ Phần Phần Thiết Bị Bay Cánh Diều Việt, với khao khát phát triển Cánh Diều Việt trở thành đơn vị hàng đầu về cung ứng lĩnh vực máy bay phun thuốc tại thị trường Việt Nam. Đến nay, ông đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thiết bị máy bay nông nghiệp, sửa chữa và bảo trì máy. Sự ra đời của Cánh Diều Việt chính là một cột mốc lớn đánh dấu những nỗ lực của CEO Lê Anh Tú trong thời gian qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *