Mía là loại cây dễ trồng nhưng nếu không được phòng trừ sâu bệnh tốt thì sẽ bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm. Vì vậy, bà con cần nắm vững các đặc điểm của sâu bệnh hại mía và có những biện pháp phòng trừ phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này của Cánh Diều Việt nhé!
Một số loại sâu hại mía nguy hiểm
Cây mía thường xuyên phải đối mặt với một số loại sâu hại cây trồng nguy hiểm sau đây:
Rệp sáp
Rệp sáp thuộc nhóm những sâu bệnh hại mía phổ biến và chúng thường xuất hiện vào khoảng tháng 6 – 7 trong năm. Rệp non thường bám vào đốt mía phía bên trong bẹ lá, chúng chích hút chất dinh dưỡng.
Loại rệp này tiết ra chất ngọt nên sẽ tạo điều kiện cho bệnh muội và nhiều kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát tán.
Sâu đục thân
Loại sâu hại này có 2 loại là sâu đục thân mình hồng và sâu đục thân chấm đen. Loại sâu đục thân chấm đen có đặc điểm là màu vàng sáng, trên lưng mỗi đốt có 4 chấm đen. Khi thành trùng là bướm màu vàng nâu, phía trên cánh có chấm đen, cánh dưới có màu trắng. Sâu đục thân đẻ trứng ở phiến dưới lá mía thành 2 hàng chồng lên nhau. Khi nở được khoảng 2 tuần, sâu chui xuống bẹ lá, cũng có khi làm nhộng trong cây mía.
Sâu đục thân thường gây hại trên cây mía vào đầu thời kỳ cây mía được 1 – 2 lóng. Cây mía bị sâu đục có thể bị héo ngọn, gãy ngang thân cây hay bị cằn cỗi không phát triển được. Khi ngọn mía bị gãy, các chồi sẽ lên nhiều và trở thành chồi vô dụng, làm giảm năng suất.
Bọ trĩ
Bọ trĩ là một trong những loại sâu bệnh hại mía nguy hiểm mà bà con cần đặc biệt chú ý, chúng thường xuyên ẩn nấp bên trong lá ngọn để hút chất dịch. Lá mía bị hại nặng sẽ có màu đỏ hoặc vàng, không xòe ra được rồi sẽ bị chết khô. Thời kỳ khô hạn là lúc bọ trĩ phát sinh và làm hại mạnh do khô hạn gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng trưởng của mí như lá ngọn tỏa ra chậm, như vậy sẽ càng có lợi cho bọ trĩ gây hại.
Một số loại bệnh hại mía thường gặp
Không chỉ bị sâu phá hoại, cây mía còn gặp phải một số loại bệnh hại dưới đây:
Bệnh than
Đây là loại bệnh hại rất hay gặp trên mía, cây mắc phải bệnh này sẽ bị giảm năng suất. Bệnh than thường gặp ở hầu hết các vùng trồng mía. Cây bị bệnh trở nên còi cọc, biến dạng từ ngọn đâm roi dài đến hàng mét, uốn cong xuống được bọc bởi một màng mỏng màu trắng, bên trong chứa đầy bao tử nấm dần dần chuyển sang màu đen.
Bào tử nấm khi chín dễ dàng bị bung ra và bay theo nước mưa, gió, sau đó làm lây lan sang các vùng mía khác. Bào tử nấm luôn tồn tại ở trong đất, khi có điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ phát triển để gây hại. Mía bị bệnh than thường đẻ rất nhiều nhánh.
Bệnh đốm vòng
Bệnh đốm vòng hại cây mía thường được gặp ở các lá già cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, bệnh xuất hiện với các dấu hiệu đầu tiên là những chấm hình bầu dục hoặc hình thoi. Kích thước khoảng 2 – 3mm hoặc 5 – 10mm, có màu xanh thẫm, màu nâu sau khi chuyển sang màu đỏ nâu, bệnh phát triển mạnh có viền vàng bao quanh. Vết bệnh đốm vòng phân bố không quy tắc, phát triển dần và hợp thành từng đám lớn, ở giữa vết bệnh khô chết và có nhiều chấm đen. Bệnh thường hay gặp trên mía và chúng hại lá già.
Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại mía đạt hiệu quả
Ngày nay, để việc phòng trừ sâu bệnh hại mía đạt hiệu quả cao, bà con nông dân ưu tiên lựa chọn giải pháp máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật không người lái. Với sản phẩm drone nông nghiệp này, bà con sẽ không cần phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, giúp bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Ngoài ra, thiết bị bay điều khiển từ xa còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thuê nhân công, tiết kiệm đến 30% thuốc và 90% nước mà vẫn đảm bảo đạt hiệu quả phòng trừ cao.
Hiện nay, các sản phẩm máy bay không người lái mới nhất đều được cung cấp chính hãng tại Cánh Diều Việt là DJI Agras T20P, DJI Agras T40, DJI Agras T25, DJI Agras T50,…
Đến với đơn vị chúng tôi, bà con hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chuyên nghiệp. Nhấc máy liên hệ ngay với Cánh Diều Việt qua số hotline 05 6655 8899 để được hỗ trợ báo giá máy bay xịt thuốc trừ sâu nhé!
Bài viết liên quan:
- Sâu Bệnh Trên Cây Thiên Lý Và Cách Phòng Trừ Hiệu Quả
- Các Loại Sâu Gây Hại Cây Rau Màu Và Cách Phòng Trừ Hiệu Quả
- Sâu Bệnh Hại Dưa Hấu Và Cách Phòng Trừ Hiệu Quả Nhất 2023