Rệp sáp là một trong những kẻ thù đáng gờm nhất đối với cây cà phê, gây hại quanh năm ra nhiều tổn thương. Vậy làm thế nào để tiêu diệt loài sâu bệnh hại này?
Bài viết dưới đây, Cánh Diều Việt sẽ đưa ra những giải pháp phòng trị rệp sáp hại cà phê, bảo vệ cây khỏi sự tấn công của chúng. Cùng theo dõi nhé!
Triệu chứng
Rệp sáp (Planococcus spp.) là một trong những loại côn trùng gây hại phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây cà phê. Chúng có khả năng tấn công vào mọi bộ phận của cây, từ chồi non, lá, cành đến quả và rễ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cà phê.
Rệp sáp hại chồi non, chùm trái:
- Rệp đẻ trứng ở kẽ lá, nụ hoặc chùm trái non.
- Rệp chích hút nhựa cây, làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng trái non, chết cành.
- Chúng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
- Nấm bồ hóng bám trên lá, trái và cành làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây.
Rệp sáp hại rễ:
- Rệp sống trong đất, bám xung quanh rễ, chích hút nhựa cây.
- Rệp tiết ra lớp sáp không thấm nước, khiến cây không thể hấp thụ nước và dinh dưỡng.
- Rệp kết hợp với nấm Bornetina corium tạo thành “măng-xông” bao quanh rễ, gây hư hại và thối rễ.
- Cây cà phê bị rệp sáp hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ, làm giảm khả năng quang hợp khiến lá úa vàng, quả khô dần rồi rụng nhiều.
- Rệp sáp gây hại làm tổn thương cuống quả tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối, rụng quả hàng loạt.
Điều kiện phát triển
Rệp sáp thường xuất hiện trong giai đoạn từ khi cây cà phê bắt đầu nở hoa đến khi kết thúc vụ thu hoạch. Ngay sau khi thu hoạch, rệp sáp vẫn sống và đẻ trứng trong cụm hoa chưa nở ở đầu cành.
Chúng gây hại suốt cả các mùa, đặc biệt là tấn công mạnh mẽ vào mùa khô và đầu mùa mưa, đặc biệt sau những cơn mưa đầu mùa khô. Khi mưa nhiều và độ ẩm không khí cao, sự tấn công của rệp bắt đầu giảm xuống. Đối với rệp sáp hại rễ, mùa mưa với độ ẩm đất cao là lúc chúng phát triển mạnh mẽ và gây hại nhiều nhất.
Rệp sáp còn thiết lập mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến. Kiến đóng vai trò trong việc lây lan và bảo vệ rệp sáp. Khi có sự xáo trộn, kiến giúp rệp di chuyển trốn, và khi yên tĩnh, chúng lại đưa rệp trở lại vị trí ban đầu hoặc đưa chúng đến các vị trí khác thuận lợi hơn, từ đó lan truyền rệp sáp sang nhiều khu vực khác.
Biện pháp quản lý rệp sáp hại cà phê
Biện pháp phòng trừ:
- Thăm vườn thường xuyên, vệ sinh dọn sạch cỏ, rác quanh gốc.
- Cắt tỉa cành tạo thông thoáng, cắt bỏ cành bị hại.
- Chọn giống cà phê khỏe, kháng sâu bệnh.
- Bón phân cân đối, hợp lý, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Hợp Trí Super Humic.
Biện pháp hóa học:
Rệp sáp hại chồi non, chùm trái:
- Phun hỗn hợp Carbosan 25EC + Thiamax 25WG (500ml + 20g/ 200 lít).
- Phun lại lần 2 sau 7-10 ngày.
Rệp sáp hại rễ:
- Tưới nước trước 1 ngày, sau đó tưới hỗn hợp Carbosan 25EC + Thiamax 25WG (500 ml + 20g/ 200 lít) (4-8 lít/gốc).
- Bới đất lộ cổ rễ, tưới thuốc khi rễ đủ ẩm, lấp đất lại.
Sử dụng máy bay phun thuốc để bảo vệ cây cà phê khỏi sâu bệnh
Để tối ưu hóa công tác phòng trừ sâu bệnh hại cà phê như rệp sáp trên cây cà phê, nông dân có thể tận dụng ứng dụng của máy bay phun thuốc. Công nghệ máy bay nông nghiệp hiện đại mang lại nhiều ưu điểm so với các phương pháp truyền thống, đặc biệt là về độ chính xác, tốc độ thẩm thấu, và khả năng diệt trừ sâu bệnh.
Một ví dụ điển hình là máy bay không người lái DJI T40, được đánh giá là một trong những thiết bị hàng đầu trên thế giới. Thiết kế nhỏ gọn của máy bay này giúp dễ dàng tiếp cận và di chuyển trong các khu vực cần xử lý, đồng thời giảm bớt công sức và tiết kiệm thời gian cho người nông dân.
Sự áp dụng công nghệ này không chỉ mang lại hiệu suất cao trong công việc mà còn đồng nghĩa với tăng lợi nhuận, mở ra một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp hiện đại.
Tổng kết
Qua những phương pháp hiệu quả và nhanh chóng để chống lại rệp sáp trên cây cà phê, Cánh Diều Việt hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ vườn cà phê của mình.
Bài viết tham khảo:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: https://khuyennongvn.gov.vn/
Bài viết liên quan:
- Bón phân cho cà phê theo từng giai đoạn
- Cách ủ bã cà phê bón cây hiệu quả