Khi điều kiện khí hậu có những chuyển biến phức tạp, mưa kéo dài khiến cây sầu riêng phải đối mặt với muôn vàn loại bệnh hại nguy hiểm, trong đó phải kể đến bệnh đốm rong trên sầu riêng. Vậy loại bệnh này là gì, dấu hiệu nhận biết của nó như thế nào và biện pháp phòng trừ ra sao? Cánh Diều Việt sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi thắc mắc của bạn trong bài viết này nhé!
Bệnh đốm rong trên sầu riêng là gì?
Bệnh đốm rong trên sầu riêng là một vấn đề khá phổ biến và nghiêm trọng, do tác nhân chính là tảo Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh này thường xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao, đặc biệt ở những vườn sầu riêng có mật độ cây dày và thiếu thông thoáng.
Nguyên nhân: Bệnh do tảo Cephaleuros virescens gây hại. Loại tảo này không chỉ ảnh hưởng đến sầu riêng mà còn xuất hiện trên nhiều loại cây ăn trái khác.
Điều kiện phát triển của bệnh:
- Tảo gây hại này tồn tại tự nhiên trong môi trường, rất dễ lây lan qua các cây trồng khác nhau.
- Thời tiết mưa kéo dài và độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho bệnh phát triển mạnh.
- Vườn sầu riêng trồng quá dày, thiếu ánh sáng và thông thoáng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm rong.
- Những cây sau thu hoạch hoặc cây lớn tuổi có sức đề kháng yếu, dễ bị tảo và sâu bệnh hại sầu riêng tấn công tấn công, đặc biệt là vào mùa mưa kéo dài.
Dấu hiệu của bệnh đốm rong trên cây sầu riêng
Bệnh đốm rong trên sầu riêng thường xuất hiện trên lá trưởng thành, nhưng trong điều kiện thuận lợi, bệnh có thể tấn công thân, cành non (ngay cả trong vườn ươm) và thậm chí cả trái. Mỗi bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng.
Biểu hiện trên lá:
- Ban đầu: Những đốm tròn nhỏ, kích thước 3-5mm, màu đỏ nâu hoặc xanh xám, nổi lên trên bề mặt lá với một lớp lông nhung.
- Sau đó: Các đốm bệnh cũ chuyển sang màu xám nâu và khô lại.
- Khi bệnh nặng: Các đốm rong xuất hiện dày đặc, chi chít trên lá, mô lá bên dưới bị hoại tử và có sợi tảo màu nâu đỏ mọc xuyên qua.
- Hậu quả: Lá bị thô cứng, quá trình quang hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cây sinh trưởng kém và còi cọc.
Biểu hiện trên thân và cành:
- Ban đầu: Những chấm nhỏ hình tròn hoặc bầu dục màu xanh xuất hiện trên thân và cành già.
- Sau đó: Các chấm nhỏ này lớn dần thành từng mảng, có lớp tơ màu xanh rêu và tâm màu đỏ nâu.
- Khi bệnh nặng: Đốm rong lan rộng, có thể xuất hiện trên nhánh non và trái, gây nứt vỏ, khô cành.
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm rong trên sầu riêng
Để kiểm soát hiệu quả bệnh đốm rong và bảo vệ năng suất cây sầu riêng, bà con nhà vườn có thể áp dụng kết hợp các biện pháp canh tác, sinh học và hóa học sau đây:
Biện pháp canh tác:
- Mật độ trồng: Duy trì khoảng cách trồng hợp lý, đảm bảo ánh sáng và thông thoáng cho vườn cây.
- Cắt tỉa: Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán cho cây, loại bỏ các cành già, yếu, bị bệnh. Nên cắt tỉa vào ngày nắng ráo để vết thương mau lành.
- Tưới nước: Tưới đủ ẩm cho cây, tránh tưới quá nhiều gây úng nước, tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Nên tưới vào gốc, tránh làm ướt lá.
- Bón phân: Bón phân cân đối, đầy đủ và hợp lý, không bón thừa đạm. Bổ sung thêm phân hữu cơ và các trung vi lượng cần thiết cho cây.
- Bón vôi: Bón vôi định kỳ 2-3 lần/năm để khử trùng đất, giảm độ pH và bổ sung canxi cho cây.
- Thoát nước: Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, tránh để vườn bị ngập úng.
Biện pháp sinh học:
- Phân hữu cơ vi sinh: Bổ sung các loại phân hữu cơ vi sinh như Trichomix-CTĐ, Trimix-N1,… để cải thiện đất, tăng cường vi sinh vật có ích giúp ức chế nấm bệnh.
- Chế phẩm Trichoderma: Định kỳ 1-2 tháng/lần, sử dụng các chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Biện pháp hóa học:
- Phòng bệnh: Vào đầu và cuối mùa mưa hoặc sau khi thu hoạch, phun phòng toàn bộ cây bằng các loại thuốc như Nano Đồng, Poly Super, Sumagrow, …
- Trị bệnh: Khi phát hiện cây có triệu chứng bệnh, phun các loại thuốc trị bệnh đốm rong trên lá sầu riêng như Copforce Blue, Dosay, Đồng Đỏ NL,… Phun 2-3 lần liên tục, cách nhau 7 ngày.
Lưu ý:
- Sau khi sử dụng thuốc hóa học 10 ngày, nên phun lại chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh vật có ích trong đất.
- Thường xuyên kiểm tra vườn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều hoặc có sương mù để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.
Sử dụng máy bay phun thuốc trừ bệnh đốm rong sầu riêng nhanh chóng
Khi bệnh hại sầu riêng phát triển dày đặc trên lá, người nông dân nên dùng chế phẩm vaccine kết hợp cùng siêu đồng phun kém 2 lần cách nhau 2 – 3 ngày. bà con cho phun ướt đẫm thân, cành và 2 mặt của lá để tẩy rửa mảng rong bám và diệt tảo gây hại, nấm khuẩn và kích kháng cho cây. Nếu bệnh đốm rong gây hại trên thân và cành thì bà con pha đậm đặc dung dịch vaccine cùng siêu đồng để quét đậm lên vị trí đó.
Đối với những vườn sầu riêng rộng lớn, quá trình phun thuốc trừ bệnh cho cây bằng phương pháp thủ công . Vì vậy, việc ứng dụng hệ thống phun thuốc cho cây sầu riêng sẽ hiệu quả hơn. Nhờ thiết kế hiện đại và tân tiến, máy bay giúp bà con tiết kiệm chi phí thuê nhân công, thời gian, nguyên liệu đồng thời bảo vệ sức khỏe cho con người và giảm thiểu tác hại đối với môi trường.
Hiện tại, các sản phẩm máy bay phun thuốc sâu điều khiển từ xa DJI Agras T25, DJI Agras T30, DJI Agras T50,… đang được phân phối chính hãng tại Cánh Diều Việt. Bà con quan tâm, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 05 6655 8899 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Bài viết liên quan:
- Bọ Trĩ Hại Sầu Riêng – Cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh Cháy Lá Sầu Riêng: Nguyên Nhân & Cách Phòng Trừ
- Nhận biết bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng và cách phòng trừ hiệu quả