Phân bón hữu cơ Organic ngày càng được ưa chuộng trong nông nghiệp hiện đại nhờ khả năng cung cấp dinh dưỡng tự nhiên, góp phần xây dựng canh tác bền vững. Hãy cùng Cánh Diều Việt tìm hiểu chi tiết cung như ưu điểm và hạn chế của loại phân này, để bạn dễ dàng chọn lựa phù hợp cho cây trồng của mình.
Phân bón hữu cơ Organic là gì?
Phân bón hữu cơ Organic là loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên, bao gồm phân động vật (phân trâu, bò, gà…), thực vật (lá cây, rơm rạ, cỏ khô…), phế phẩm nông nghiệp (vỏ trấu, bã mía, bã cà phê…) và chất thải sinh hoạt hữu cơ (rác thực phẩm, vỏ rau củ…). Những nguyên liệu này được xử lý thông qua quá trình ủ hoai mục tự nhiên hoặc ứng dụng công nghệ vi sinh, giúp các hợp chất hữu cơ phức tạp phân hủy thành dạng đơn giản hơn, giàu dinh dưỡng mà cây trồng có thể hấp thụ trực tiếp. Quá trình này không chỉ giữ lại các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn loại bỏ các yếu tố có hại, đảm bảo an toàn cho đất và cây. Phân hữu cơ Organic là nền tảng của nông nghiệp sạch, hướng tới sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Đặc điểm: Phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng đa dạng (N, P, K, vi lượng), làm đất tơi xốp, tăng sức đề kháng cho cây và nâng cao chất lượng nông sản.
So sánh với phân hóa học: Phân hữu cơ tác dụng chậm nhưng lâu dài, giàu vi chất, tái tạo đất; phân hóa học nhanh nhưng dễ gây thoái hóa đất nếu lạm dụng.

Những loại phân bón hữu cơ Organic có trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có bốn loại chính của phân hữu cơ Organic, mỗi loại có những đặc điểm riêng như sau:
Phân hữu cơ truyền thống
Đây là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu và phương pháp xử lý truyền thống. Các nguồn nguyên liệu bao gồm phế phẩm nông nghiệp, chất thải từ vật nuôi và phân xanh từ các loài cây bèo hoa dâu, thân cây họ đậu… Nhà nông sẽ gom các nguyên liệu này và ủ để chờ chúng bị phân hủy.
Ưu điểm:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, bao gồm chất khoáng đa trung và vi lượng quan trọng cho sự phát triển và sinh trưởng.
- Sử dụng phân hữu cơ truyền thống giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng thấm nước và thông khí, cũng như cung cấp phần lớn phần hữu cơ cho đất.
- Cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện tốt cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.
Nhược điểm:
- Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp: Mặc dù cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, nhưng phân hữu cơ truyền thống thường có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn so với các loại phân bón hóa học.
- Cần sử dụng lượng lớn phân: Do hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, người trồng cây cần sử dụng lượng lớn phân hữu cơ truyền thống để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây trồng.

Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ sinh học là loại phân được tạo ra từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, được trộn thêm than bùn đã được xử lý và lên men theo quy trình công nghiệp, với sự tham gia của các chủng vi sinh vật có lợi.
Ưu điểm:
- Sử dụng linh hoạt trong mọi giai đoạn trồng cây như bón lót, bón thúc và bón nuôi quả, giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Hạn chế xói mòn và rửa trôi chất dinh dưỡng, giúp tối ưu hóa sự sử dụng chất dinh dưỡng trong quá trình trồng trọt.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
Phân hữu cơ vi sinh – hữu cơ khoáng
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp tương tự phân hữu cơ sinh học, nhưng có điểm khác biệt là trong hỗn hợp có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và hoạt động khi được bón vào đất.
Ưu điểm:
- Bổ sung các chất khoáng đa trung và vi lượng quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.
- Cải thiện tính tơi xốp và phì nhiêu của đất, cải tạo cấu trúc đất và tạo điều kiện tốt cho cây trồng phát triển.
- Các chủng vi sinh vật trong phân bón có khả năng ngăn cản hoặc ức chế sự phát triển của mầm bệnh gây hại trong đất.
Nhược điểm:
- Mặc dù chứa các chủng vi sinh vật có lợi, nhưng phân hữu cơ vi sinh thường có hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn so với các loại phân hữu cơ sinh học khác.
Phân bón hữu cơ nhập khẩu
Phân bón hữu cơ nhập khẩu đang được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam. Xuất xứ từ các nước như Nhật Bản, Canada, Hà Lan,… các loại phân này có nhiều chức năng khác nhau và giá cả phù hợp với nhà nông quy mô vừa và nhỏ.
Ưu điểm và nhược điểm của phân bón hữu cơ Organic
Phân bón hữu cơ Organic, giống như các loại phân bón khác, mang trong mình nhiều ưu điểm và nhược điểm đáng chú ý.
Ưu điểm:
- Thân thiện với môi trường: Phân bón hữu cơ được làm từ nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng các hóa chất và phụ gia tổng hợp, giúp bảo vệ môi trường và hạn chế ô nhiễm đất và nước.
- Cải tạo đất: Phân bón hữu cơ giúp làm cho đất mềm mại, tơi xốp hơn và cải thiện cấu trúc đất, từ đó tăng khả năng thoát nước và thông khí cho cây trồng.
- Cung cấp dinh dưỡng bền vững: Phân hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh và tăng năng suất.
- Giảm chi phí: Sử dụng phân hữu cơ giúp nông dân giảm chi phí bởi không cần sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau.
- Dễ sử dụng: Phân bón hữu cơ có nhiều hình thức như viên nén, bột hoặc dạng lỏng, giúp dễ dàng trong việc sử dụng và ứng dụng.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm: Phân hữu cơ cần thời gian để phân hủy và giải phóng dinh dưỡng, do đó tác dụng của phân bón này không nhanh chóng như các loại phân bón hóa học.
- Cần xử lý cẩn thận: Một số loại phân hữu cơ nếu không được xử lý kĩ có thể chứa các hạt cứng hoặc mầm bệnh, gây hại cho cây trồng nếu không sử dụng đúng cách.
- Đòi hỏi diện tích lớn: Do tác dụng chậm, phân hữu cơ cần được sử dụng trên diện tích lớn hơn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay nhà nông đã có thể sử dụng giải pháp bón phân bằng công nghệ máy bay phun thuốc, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tăng hiệu suất làm việc, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng. Tại Cánh Diều Việt, chúng tôi cung cấp DJI T20P – một máy bay nông nghiệp hàng đầu với tính năng vượt trội, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động canh tác của nhà nông.
Kết luận
Trên đây Cánh Diều Việt đã tóm tắt về phân hữu cơ Organic và các thông tin liên quan mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về phân hữu cơ Organic là gì, đặc điểm và ứng dụng của từng loại phân hữu cơ. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn loại phân phù hợp nhất cho cây trồng của mình.
Bài viết liên quan:
- Phân Hữu Cơ Dùng để Bón Lót Vì Sao?
- Phân Bón Hữu Cơ Organic Là Gì? Đặc điểm Của Phân Organic
- Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Là Gì? Các Loại Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Tốt