Qua từng giai đoạn sinh trưởng, lượng phân bón NPK cần được điều chỉnh phù hợp để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn trái, giúp cây phát triển tốt, ra hoa, nuôi trái hiệu quả và tăng năng suất. Vì vậy, Cánh Diều Việt tổng hợp nhu cầu dinh dưỡng, hướng dẫn cách bón NPK cho cây ăn quả và ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất cho cây ăn trái như sau, nhằm hỗ trợ bà con canh tác hiệu quả hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng NPK cho cây ăn trái theo từng giai đoạn sinh trưởng
Trước khi đi vào cách bón npk thì mời bà con cùng tìm hiểu về nhu cầu bón npk cho cây ăn quả theo từng giai đoạn nhé:
Giai đoạn cây con (chưa ra hoa, chưa có trái):
Cây cần nhiều phân lân (P2O5) để phát triển bộ rễ và phân đạm (N) để kích thích chồi non. Nên bón lót lân đơn (Super Lân) hoặc lân nung chảy kết hợp với phân chuồng hoai mục để tăng khả năng hấp thụ. Khi cây phát triển thân lá, có thể bón NPK 16-16-8 hoặc NPK 18-18-6 để cân bằng dinh dưỡng. Cách bón: Phân lân bón đầu hoặc cuối mùa mưa; phân đạm và kali chia thành nhiều lần bón hoặc tưới khi lá đọt đã già.

Giai đoạn cây trưởng thành và cho trái:
Trước khi ra hoa: Giảm đạm (N) để hạn chế ra tược non, tăng phân lân (P2O5) và kali (K2O) để kích thích mầm hoa, dùng NPK 12-12-17+TE hoặc NPK 10-50-10.
Khi cây ra hoa và nuôi trái: Cây cần nhiều dinh dưỡng để hoa phát triển và đậu trái tốt. Khi ra hoa, dùng NPK 10-50-10 hoặc NPK 6-30-30 để thúc hoa nở đồng loạt. Khi nuôi trái, dùng NPK 15-15-20 hoặc NPK 12-12-17+TE, bổ sung vi lượng Bo, Zn, Mg để hạn chế rụng trái non. Giảm đạm, tăng kali để hạn chế nứt trái, tăng kích thước và độ ngọt.
Trước thu hoạch: Cần kali để tăng màu sắc, độ ngọt, kéo dài thời gian bảo quản. Không bón đạm để tránh dư lượng nitrat. Dùng NPK 10-5-40 hoặc K2SO4, có thể phun phân Kali qua lá. Thời gian bón: 1-2 tháng trước thu hoạch.
Sau thu hoạch: Cây cần phục hồi nhanh để chuẩn bị vụ sau, bón NPK 20-10-10 hoặc NPK 16-16-8, kết hợp phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất. Để kích thích cây ra chồi mạnh mẽ, có thể dùng NPK 30-10-10. Trước khi bón, nên tỉa cành, bổ sung canxi (Ca) và silic (Si) giúp cây cứng cáp, tăng sức đề kháng.
Giai đoạn | Loại phân bón | Cách bón |
Cây con | NPK 16-16-8, Super Lân, phân chuồng | Bón lót đầu mùa, chia nhỏ lượng đạm và kali |
Chưa ra hoa | NPK 12-12-17+TE, NPK 10-50-10 | Giảm đạm, tăng lân và kali |
Ra hoa, nuôi trái | NPK 6-30-30, NPK 15-15-20, vi lượng | Đảm bảo đủ kali và Bo để tránh rụng trái |
Trước thu hoạch | NPK 10-5-40, Kali Sunphat (K2SO4) | Không bón đạm, tập trung kali |
Sau thu hoạch | NPK 20-10-10, Phân hữu cơ vi sinh | Bón phục hồi, tỉa cành trước khi bón |
Hướng dẫn cách bón NPK cho cây ăn đúng kỹ thuật
Bón phân đúng kỹ thuật giúp cây ăn trái hấp thụ tối đa dinh dưỡng, tăng năng suất và giảm thất thoát phân bón. Bà con nên bón NPK theo hình chiếu tán cây, cách gốc 1 – 1,5m, vì rễ tơ nằm ở vùng ngoài mới có khả năng hút dưỡng chất hiệu quả. Trước khi bón, nên xới nhẹ đất hoặc đào rãnh nhỏ để phân dễ thấm vào đất, hạn chế rửa trôi và bay hơi, nhất là với phân đạm, nhưng cần tránh làm tổn thương rễ.

Sau khi bón, cần tưới nước ngay để phân tan và cây hấp thụ tốt hơn. Không bón khi trời quá nắng vì dưỡng chất dễ bay hơi, hoặc vào thời điểm mưa lớn kéo dài, gây rửa trôi dinh dưỡng. Nếu đất không bằng phẳng, cần điều chỉnh lượng phân phù hợp: rải nhiều hơn ở nơi cao, giảm lượng ở vùng trũng để tránh mất phân.
Lưu ý về liều lượng
Liều lượng bón NPK tùy thuộc vào loại cây, độ tuổi và đất trồng. Đối với cây ăn quả lớn, mức bón hợp lý từ 100-200g/gốc/lần, chia 3-5 lần/năm theo từng giai đoạn sinh trưởng. Bón quá liều gây mất cân đối dinh dưỡng, dễ sâu bệnh, giảm chất lượng trái, trong khi bón thiếu không đạt hiệu quả mong muốn.
Thời gian cách ly trước thu hoạch thường từ 30-60 ngày tùy loại cây: Cây thu hoạch ngắn ngày (dưa hấu, dâu tây, cà chua…) cách ly 30 ngày, cây ăn trái lâu năm (xoài, cam, bưởi, sầu riêng…) cách ly 45-60 ngày để tránh tồn dư nitrat. Trước thu hoạch, chỉ nên bón Kali (K2O) và vi lượng, không bón Đạm (N) để trái có màu đẹp, vị đậm và bảo quản tốt hơn. Tuân thủ thời gian cách ly giúp đảm bảo trái an toàn, chất lượng cao khi tiêu thụ.
DJI Agras T50 – Giải pháp bón phân tối ưu cho vườn cây ăn quả quy mô lớn
Máy bay nông nghiệp DJI Agras T50 giúp bón phân chính xác, nhanh chóng, đặc biệt hiệu quả với vườn cây ăn quả diện tích lớn nhờ công nghệ rải hạt ly tâm hiện đại, giảm thất thoát phân bón đến 30% và tiết kiệm tối đa nhân công. Với khả năng hoạt động trên địa hình đồi dốc, vườn rậm rạp, DJI T50 giúp nhà vườn tăng năng suất, tối ưu chi phí và bảo vệ môi trường.
Một máy bay có thể thay thế gần 28 nhân công, giúp nhà vườn giải quyết bài toán nhân lực, đặc biệt trong thời điểm khan hiếm lao động nông nghiệp.
Nhà vườn xoài tại Tiền Giang chia sẻ: “Trước đây, cần cả đội 10-15 người rải phân trong một ngày, nhưng từ khi dùng DJI Agras T50, chỉ cần 1 giờ đã hoàn thành 5ha, phân bón được hấp thụ tốt hơn, cây khỏe mạnh và năng suất tăng rõ rệt.”
Không chỉ tiết kiệm thời gian, DJI Agras T50 còn giúp giảm 30-40% chi phí phân bón nhờ rải chính xác theo nhu cầu cây trồng. Đây chính là bước tiến đột phá trong nông nghiệp công nghệ cao, giúp bà con tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả canh tác.
Trải nghiệm ngay DJI Agras T50 ngay tại vườn của bạn!
Đừng bỏ lỡ cơ hội kiểm chứng hiệu quả bón phân & phun thuốc tối ưu với công nghệ DJI Agras T50 tại Cánh Diều Việt. Đăng ký ngay tại https://canhdieuviet.vn/dang-ky-demo/ để tận mắt chứng kiến giải pháp hiện đại giúp tăng năng suất, giảm chi phí nông nghiệp và tối ưu hiệu quả canh tác!
Bài viết liên quan:
- Các Giai Đoạn Bón Thúc Cho Lúa Hiệu Quả
- Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Lót Cho Lúa Hiệu Quả
- Bón Thúc Cho Lúa Xuân: Bí Quyết Cho Vụ Lúa Bội Thu