CƠ GIỚI HÓA LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều phương tiện, công cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy mà công cuộc cơ giới hóa nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh trên toàn thế giới giúp tối ưu hóa sản xuất, tăng hiệu suất làm việc cũng như lợi ích về kinh tế lâu dài. Vậy cơ giới hóa là gì hay cơ giới hóa nông nghiệp là gì?
Cơ giới hóa trong sản xuất vừa là tiền đề vừa là một trong những nội dung chủ yếu và cơ bản trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp
Hãy cùng Cánh Diều Việt chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về Cơ giới hóa hay cơ giới hóa nông nghiệp là gì nhé!
Cơ giới hóa là gì?
Khái niệm về cơ giới hóa
Cơ giới hóa hay cơ giới hóa nông nghiệp (Agricultural Mechanization) là quá trình thay thế các công cụ làm nông nghiệp thô sơ cày, cuốc, cối, xẻng,… bằng công cụ lao động phương tiện máy móc cơ giới như máy cày, máy gặt, máy bay phun thuốc,… vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể hơn là nhờ vào sự ra đời và phát triển của máy mó mà thay thế chúng ta có thể thay thế sức người, sức gia súc (trâu, bò,…) bằng phương tiện, máy móc hiện đại, thay thế các phương pháp thủ công bằng phương pháp sản xuất nông nghiệp với kỹ thuật công nghệ cao như hệ thống tưới nước tự động, máy bay không người lái phun thuốc,…
Cơ giới hóa nông nghiệp được phát triển dựa trên công nghiệp cơ khí, công nghệ chế tạo máy tạo ra các loại máy móc, phương tiện tham gia vào công việc canh tác như bón phân, gieo cấy, phun thuốc BVTV, làm đất, chăm sóc và thu hoạch (máy gặt lúa, máy hái trái cây tự động) phù hợp yêu cầu sinh trưởng và tùy thuộc từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Nhờ vào quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp góp phần giúp nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm được sức người, sức vật, tiết kiệm được chi phí thuê nhân công và vật chất đầu tư. Gia tăng năng suất và sản lượng cũng như chất lượng của nông sản trong mùa vụ. Mang lại hiệu quả lâu dài về kinh tế không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người nếu sử dụng đúng cách.
Nội dung cơ bản của cơ giới hóa nông nghiệp
Quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp bắt nguồn từ cơ giới hóa bộ phận (cơ giới hóa từng khâu riêng lẻ) rồi từng bước đi lên cơ giới hóa tổng hợp và tự động hóa sản xuất.
Cơ giới hóa bộ phận
Cơ giới hóa bộ phận là giai đoạn cơ giới hóa từng khâu riêng lẻ, từng công việc cụ thể thực hiện ở những khâu có tính chất công việc nặng nhọc, cần nhiều nhân công lao động và có thể dễ dàng thực hiện như khâu làm đất (máy cày), gieo cấy (máy gieo hạt, cây con), chế biến thức ăn cho gia súc (máy cắt, máy nghiền nhỏ thức ăn), khâu thu hoạch (máy gặt lúa, máy hái cái trây),…
Trong giai đoạn cơ giới hóa bộ phận này đặc trưng bởi việc áp dụng những phương tiện, máy móc thuộc quyền sở hữu của các hộ nhà nông và chủ trang trại có điều kiện đầu tư. Sau khi hoàn thành xong khâu canh tác sản xuất của mình, các chủ nông này có thể đi làm thuê cho các hộ và trang trại khác trên địa bàn. Có một số chủ nông có điều kiện hơn nữa mở trung tâm dịch vụ chuyên làm thuê các khâu canh tác trong sản xuất nông nghiệp.
Cơ giới hóa tổng hợp
Tiếp đến, giai đoạn cơ giới hóa tổng hợp là quá trình sử dụng kết hợp hệ thống phương tiện máy móc riêng lẻ từ giai đoạn cơ giới hóa bộ phận lại với nhau vào từng khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp như canh tác trồng trọt hay chăn nuôi.
Quá trình này được tính là kể từ lúc bắt đầu canh tác đến lúc cho ra thành phẩm.
Trong giai đoạn cơ giới hóa tổng hợp này đặc trưng bởi sự kết hợp giữa các phương tiện, máy móc tạo thành một hệ thống kết hợp, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để hoàn thành các khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp nhằm đạt hiệu suất tối đa nhất có thể. Làm tăng năng suất cũng như chất lượng của nông sản.
Tự động hóa
Ngày nay, ở nhiều nước phát triển trên thế giới đã đưa tự động hóa vào nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, sản xuất,… giúp tối ưu hóa công việc, giảm thiểu sự can thiệp của con người, chúng sẽ tự hoạt động dưới sự điều khiển của con người thông qua một hệ thống điều khiển hay có thể nhấn trực tiếp từ nó.
Tự động hóa được xem là giai đoạn phát triển cao nhất, tiên tiến và hiện đại nhất trong quá trình canh tác sản xuất. Trong giai đoạn này gắn liền với việc sử dụng nguồn năng lượng mới, các phương tiện, máy móc được tự động hóa điều khiển hệ thống tự động thông minh, được lập trình sẵn giúp con người tiết kiệm được sức lực mà vẫn đạt được hiệu quả cao ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Trong giai đoạn tự động hóa này đặc trưng bởi sự kết hợp giữa lao động trí óc và loại bỏ đi gần như hoàn toàn lao động bằng tay chân. Con người chúng ta chỉ việc điều khiển, quản lý, kiểm tra, giám sát theo dõi quá trình sản xuất đảm bảo vẫn theo tiến độ kế hoạch mà chúng ta đặt ra từ trước.
Ví dụ như việc lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc, bón phân, gieo hạt,…
Tình hình thực tế của quá trình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta
Trong những năm gần đây với chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của Nhà nước mức độ cơ giới hóa nông nghiệp của nước ta ngày càng cao ở cả khâu trước và sau thu hoạch. Các địa phương chủ động hỗ trợ bà con phát triển sản phẩm có lợi thế, chỉ đạo bố trí nguồn lực tập trung, tăng cường hỗ trợ máy móc, phương tiện sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất tập trung. Và tại các địa phương, người dân đầu tư ngày càng nhiều vào hệ thống phương tiện, máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất như máy cày, máy gặt, tuốt lúa, máy bay phun thuốc hệ thống tươi nước tự động. Đặc biệt, ở các tỉnh thành miền Nam nước ta, sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, bón phân và gieo hạt được áp dụng rất rộng rãi.
Theo số liệu thống kê và phân tích của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2020, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 94%, khâu gieo, trồng đạt 42%; khâu thu hoạch lúa đạt 65%, khâu chăm sóc đạt 77%,… Bên cạnh đó, hệ thống phương tiện, máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng gia tăng, theo thống kê năm 2019, số lượng máy kéo của cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng khoảng 79% và máy sấy nông sản tăng 29% so với năm 2011. Công suất máy móc động lực của cả nước đạt khoảng 2,4 HP/ha canh tác
Nói chung, nhờ vào cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp tiết kiệm được sức lao động, những công việc nặng nhọc, tính thời vụ khẩn trương mà còn tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu được chi phí đầu tư giống, thuốc bảo vệ thực vật. Qua đó, nâng cao hiệu suất, gia tăng năng suất và chất lượng nông sản, tạo điều kiện cho cơ cấu chuyển dịch cây trồng. Nhờ vậy, góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Chủ trương đẩy mạnh cơ giới hóa của Nhà nước đang từng bước đưa ngành sản xuất nông nghiệp của nước theo kịp sự phát triển Nông nghiệp 4.0 của thế giới.
Mục tiêu đến năm 2030 của ngành nông nghiệp Việt Nam, cụ thể là mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt từ 80-100%, công suất máy trung bình 5-6 HP/ha canh tác.
Kết luận
Công cuộc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nhiều công sức, thời gian và chi phí đầu tư hơn. Qua đó, góp phần giúp bà con nông dân cải thiện đời sống. Đưa nền nông nghiệp nước nhà ngày càng bay cao bay xa hơn trên thế giới.
Qua bài viết này Cánh Diều Việt chúng tôi hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Cơ giới hóa là gì cũng như tầm quan trọng của cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.