Cây đậu phộng luôn là loại cây trồng quen thuộc với bà con nông dân Việt Nam nhờ giá trị dinh dưỡng cao mà nó mang lại. Tuy nhiên, để giống cây trồng có thể mang lại năng suất tối đa, bà con cần có kỹ thuật trồng và diệt sâu bệnh hại đúng cách.
Thời vụ trồng cây đậu phộng
Trong nông nghiệp với từng giống cây trồng, việc canh tác đúng mùa vụ sẽ mang lại những giá trị cũng như lợi ích to lớn hơn. Nhờ vậy mới có thể trồng cây thuận lợi, quá trình chăm sóc cũng dễ dàng hơn, cho ra năng suất cao. Đối với những giống cây hoa màu ngắn ngày này thì thời vụ thích hợp còn tùy thuộc vào từng vùng đất canh tác.
Trồng đậu phộng trên đất cù lao ven sông
- Vụ Đông Xuân: Bà con nên trồng vào thời điểm nước lũ rút khỏi mặt ruộng, thường sẽ từ 15/11 đến 15/12 dương lịch hàng năm.
- Vụ Hè Thu: Thời điểm lý tưởng để bà con bắt đầu trồng lạc là vào tháng 4 – 5 dương lịch, cần đảm bảo thu hoạch trước khi mùa lũ bắt đầu.
Trồng lạc trên đất núi
- Vụ Đông Xuân: Thời điểm xuống giống là vào khoảng tháng 11 – 12 dương lịch ở nơi có nguồn nước để đảm bảo tưới tiêu dễ dàng và thuận lợi.
- Vụ Hè Thu: Ở vụ Hè Thu, thời điểm xuống giống hợp lý nhất là đầu mùa mưa, đây chính là vụ sản xuất chủ lực khi trồng cây đậu phộng trên đất núi.
- Vụ Thu Đông: Lạc giống được trồng ở khu vực vùng đất núi cao nên có khả năng thoát nước hiệu quả.
Kỹ thuật trồng lạc đúng tiêu chuẩn
Để cây trồng mang lại năng suất cao, bà con cần nắm vững kỹ thuật trồng lạc đúng tiêu chuẩn như sau:
Hạt giống tuyệt đối không bóc vỏ ra trước đó, quá trình bóc vỏ cần thực hiện khi bắt đầu tiến hành gieo hạt. Thông thường, lượng hạt đậu phộng giống sử dụng cho 1 ha ruộng trồng sẽ khoảng 220 – 250kg hạt khô, độ ẩm khoảng 8 – 9%. Có 2 cách trồng đậu phộng để lựa chọn sẽ là:
- Trồng theo lỗ: Mỗi hàng ngang bà con để 4 – 5 lỗ, mỗi lỗ trồng 2 đến 3 hạt với khoảng cách tiêu chuẩn giữa các lỗ là 20 – 25cm, đảm bảo hàng cách hàng là 25 – 30cm.
- Trồng rạch hàng: Bà con tiến hành kẻ rãnh trên hàng, lưu ý trồng theo rãnh với khoảng cách giữa 2 rãnh sẽ là 20 – 25cm.
Đối với hạt giống trước khi gieo trồng bà con có hai cách để xử lý có thể áp dụng. Cụ thể kỹ thuật xử lý hạt giống là:
- Ngâm ủ trước khi gieo trồng: Ngâm hạt giống trong nước khoảng 3 đến 4 giờ ở nhiệt độ bình thường, sau đó mang đi ủ trong khoảng 10 – 12 giờ cho tới khi rễ mầm dần nhú ra khỏi vỏ lụa của hạt lạc thì bắt đầu đem ra trồng.
- Gieo trực tiếp: Trước khi gieo bà con tiến hành vẩy ướt đều, sau đó cho hạt giống xuống lỗ, tiến hành lấp hạt với độ sâu tiêu chuẩn là 3 – 5cm.
Các loại bệnh trên cây đậu phộng
Có rất nhiều loại bệnh xâm nhiễm gây hại cho cây lạc, trong đó các bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng đến cây trồng nhiều nhất phải kể đến là bệnh đốm lá, lở cổ rễ, rỉ sắt, héo rũ hay thán thư.
Bệnh đốm lá trên cây đậu phộng
Bệnh đốm lá trên cây do loại nấm Cercospora sp gây ra. Bệnh chủ yếu gây hại trên lá, đôi khi trên thân cây đậu. Vết bệnh ban đầu là các chấm nhỏ màu nâu, sau đó sẽ chuyển sang màu nâu sậm hoặc nâu đỏ, nâu đen. Thường khi nhìn vết bệnh phía mặt dưới lá sẽ rõ ràng hơn. Vết bệnh sẽ xâm nhiễm từ các lá giá phía dưới sau đó lan dần lên phía trên. Cây lạc nhiễm bệnh đốm lá dễ bị biến vàng, rụng gây ảnh hưởng tới quang hợp, sinh trưởng của khóm lạc chậm dẫn đến năng suất kém.
Bệnh lở cổ rễ lạc
Bệnh lở cổ rễ ở lạc do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh này thường gây hại nặng trên cây con mới gieo hơn là cây trưởng thành. Ở cây con, bệnh có biểu hiện cây đang xanh tươi đột nhiên đổ gục, khi kiểm tra phần gốc sẽ thấy bị đen và tóp lại. Lở cổ rễ gây chết cây hàng loạt, lây lan nhanh chóng làm tốn kém chi phí giống và lỡ thời vụ trồng của bà con.
Bệnh rỉ sắt ở cây đậu
Nấm Puccinla Arachidis là nguyên nhân gây ra bệnh rỉ sắt ở đậu phộng. Biểu hiện ban đầu của loại bệnh này là các nốt nhỏ màu nâu xuất hiện ở mặt dưới lá. Các nốt này sẽ lớn dần và tạo ra các u sần rồi vỡ ra, bên trong có chứa các bào từ nấm dạng bột màu cam hoặc nâu.
Bệnh rỉ sắt sẽ gây giảm diện tích quang hợp của lá, khi bệnh nặng có thể làm rụng lá đậu phộng gây ảnh hưởng gián tiếp tới năng suất thu hoạch củ.
Sử dụng máy bay phun thuốc diệt bệnh hại cho cây lạc
Để đảm bảo cây đậu phộng khỏe mạnh và mang lại năng suất cao, bà con nên sử dụng máy bay phun thuốc diệt bệnh hại để chăm sóc cây trồng. Bên cạnh khả năng diệt trừ sâu bệnh hại, máy bay nông nghiệp còn giúp bà con tiết kiệm thuốc, nước, thời gian và chi phí thuê nhân công. Đem lại năng suất cao nhờ quy trình hoàn toàn tự động. Đặc biệt, khi sử dụng máy bay xịt thuốc trừ sâu bệnh sẽ giúp bà con tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, đảm bảo an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Bà con quan tâm đến sản phẩm máy bay phun thuốc XAG P40, V40, P100,… vui lòng liên hệ ngay với Cánh Diều Việt để được hỗ trợ báo giá cụ thể.